Trẻ bị biếng ăn phải làm sao? 6 Giải pháp giúp cha mẹ khắc phục chứng biến ăn của trẻ

Mục Lục

“Trẻ bị biếng ăn phải làm sao” là vấn đề xuất hiện với tần suất khá thường xuyên trong câu chuyện giữa các bậc phụ huynh với nhau, giữa các bậc phụ huynh và cô giáo mầm non, và có thực tế này khiến chúng ta bất chợt nhận ra rằng: “Ngày xưa” không có mấy ai nhắc tới chuyện này. Tại sao vậy?

1. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng biếng ăn của trẻ?

nguyên nhân dẫn đến tình trạng biến ăn của trẻ

Dễ để có thể hiểu rằng ở thời của những phụ huynh như chúng ta, khi mà thực phẩm thiếu thốn, thì tìm mỏi mắt khó thấy một đứa bé biếng ăn. Thay vào đó là lũ trẻ ham ăn,  bất chấp từ trái ổi xanh cho tới cây me đất, từ trái tầm bóp cho tới lá cóc non, từ gói gia vị mì tôm lén giấu bố mẹ bỏ túi thi thoảng nhạt miệng bỏ ra chấm mút cùng ngón tay.

Ngày nay thì sao? Thực phẩm dư thừa quá. Đi kèm cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, người ta tìm nhiều cách để tăng năng suất của nông sản, súc sản, thủy sản… và sản phẩm chế biến sẵn cứ lần lượt ra đời, tạo ra nguồn thực phẩm dồi dào. Ba mẹ có điều kiện kinh tế tốt thì miễn bàn, nhưng ngay cả những phụ huynh có điều kiện kinh tế thấp cũng thà rằng để bản thân có chút thiếu thốn chứ con cái luôn được ưu tiên hàng đầu. Điều này thật đáng trân quý, mà con lại BIẾNG ĂN nên đã khiến nhiều phụ huynhh đau đầu, thậm chí stress về vấn đề dinh dưỡng của con.

2. 6 giải pháp mang tính chất lâu dài để khắc phục chứng biếng ăn của trẻ

1/ Ba mẹ hãy luôn ghi nhớ con có ngưỡng ăn uống của riêng mình.

Bạn hãy tưởng tưởng, giống như bạn ăn được 1 bát cơm mỗi bữa nhưng cô bạn thân của bạn lại có thể ăn 2 bát hoặc có thể là nhiều hơn. Con bạn cũng vậy. Đừng so sánh chúng với bất kì đứa bé nào khác, ngay cả với anh chị em trong cùng một gia đình. Hãy để chúng tự xây dựng và nhận biết được khả năng ăn của mình. 

Trẻ bị biếng ăn phải làm sao

2/ Lựa chọn một thực đơn khoa học và đầy đủ dinh dưỡng.

Hãy nhìn lại thực đơn 1 ngày của con, nó có đủ phong phú, đa dạng các món, cách chế biến để giúp con có vị giác tốt và không thấy nhàm chán khi ăn không?Hãy xem lại lịch ăn uống của con trong 1 ngày, nó có quá dày khiến bữa trước chưa kịp tiêu hóa hết đã tới bữa sau không? Hãy cung cấp cho con vừa đủ lượng thực phẩm theo nhu cầu của trẻ với sự phong phú về nguyên liệu và cách chế biến. Và bạn phải vui nếu con bạn biết kêu “Con đói”

3/ Tiêu hao năng lượng sẽ giúp con mau đói

Một điều quan trọng nữa, đó là bản chất của thực phẩm được nạp vào cơ thể để cung cấp năng lượng và dưỡng chất. Do đó, nếu năng lượng của các bé không được tiêu hao nhiều thì đương nhiên chúng sẽ không có nhu cầu nạp thêm năng lượng vào cơ thể. Vậy hãy khuyến khích con chơi đùa, chạy nhảy thật nhiều thay vì nạt con “Ngồi im một chỗ cho mẹ” nhé.

4/ Duy trì những bữa cơm gia đình.

Việc duy trì những buổi cơm tối có đầy đủ các thành viên trong gia đình cực kỳ quan trọng, điều này vừa giúp cho con cảm thấy niềm vui trong bữa tối quây quần, vừa giúp cho hình ảnh bữa cơm gia đình được ghi nhận vào tiềm thức của con, giúp chúng khi lớn lên sẽ hướng về ba mẹ, về gia đình và sẽ có trách nhiệm hơn trong gia đình nhỏ của chính mình.Tạo không khí bữa cơm vui vẻ. 

Hãy quên chuyện bé ăn được mấy thìa cháo, mấy muỗng cơm đi ba mẹ nhé. Cũng đừng la mắng khi con làm gì sai trái vào trước giờ cơm. Bởi thìa cơm chan nước mắt của con đi vào cơ thể tạo ra đôc tố thay vì được chuyển hóa thành các dưỡng chất nuôi cơ thể và trí não bé. Nên dù con ăn 2-3 thìa cơm trong vui vẻ còn hơn ăn hết một bát cơm trong nhồi nhét, khóc la.

Duy trì những bữa cơm gia đình

5. Giúp con xây dựng thói quen ăn uống tích cực, chủ động

Tuyệt đối không mở tivi trong bữa cơm có rất nhiều các bậc phụ huynh sử dụng TV, điện thoại, máy tính bảng, cho con xem các chương trình hoạt hình,… để dỗ chúng ăn. Thực tế, thói quen này rất có hại với chúng, bởi não trẻ không tập trung vào đồ ăn để cảm nhận mùi vị nên chúng không biết mình đang cho cái gì vào miệng, món đó có ngon không; cũng không nhận biết được lượng thức ăn mình nạp vào là bao nhiêu rồi, đã đủ hay chưa (dễ dẫn đến việc bé trở nên béo phì ở giai đoạn sau)

Tuyệt đối không được dùng TV để dụ trẻ ăn

6/ Tạo cho con thói quen tôn trọng thức ăn

  • Để trẻ tham gia vào quá trình chế biến: đừng ngại ngần dọn dẹp “bãi chiến trường” của con khi nhờ con phụ bếp. Hãy để con nhặt rau giúp mẹ hay hướng dẫn cho bé kĩ năng bào củ, dùng dao… Nếu không có thực hành và luyện tập thì kĩ năng sẽ không có chứ đừng nói tới thành thạo. Và bạn nghĩ bạn có thể luôn cất con dao, cái kéo ở xa tầm với của con thì đôi khi một người lớn khác trong nhà lại không triệt để với quy định này, hoặc con có thể cầm được dao, kéo ở một nơi nào đó khác ngoài căn bếp trong gia đình. Nên tốt hơn cả là trang bị kĩ năng cho con, phải không ạ!
  • Vâng, và tới bước này rồi thì tiếp tục bước tiếp theo luôn nhỉ, hãy để trẻ tự phục vụ cho bữa cơm của mình như: chuẩn bị bát, đũa; dọn chén bát sau khi ăn xong hay rửa bát…
  • Để trẻ tham gia vào quá trình chế biến: đừng ngại ngần dọn dẹp “bãi chiến trường” của con khi nhờ con phụ bếp. Hãy để con nhặt rau giúp mẹ hay hướng dẫn cho bé kĩ năng bào củ, dùng dao… Nếu không có thực hành và luyện tập thì kĩ năng sẽ không có chứ đừng nói tới thành thạo. Và bạn nghĩ bạn có thể luôn cất con dao, cái kéo ở xa tầm với của con thì đôi khi một người lớn khác trong nhà lại không triệt để với quy định này, hoặc con có thể cầm được dao, kéo ở một nơi nào đó khác ngoài căn bếp trong gia đình. Nên tốt hơn cả là trang bị kĩ năng cho con, phải không ạ!
  • Vâng, và tới bước này rồi thì tiếp tục bước tiếp theo luôn nhỉ, hãy để trẻ tự phục vụ cho bữa cơm của mình như: chuẩn bị bát, đũa; dọn chén bát sau khi ăn xong hay rửa bát…

Từng bước một là bạn sẽ có một em bé thích thú tham gia vào giờ ăn, và thử làm theo lời khuyên của một bà mẹ “Quẳng cái cân đi và vui sống” là vừa giúp con vui vẻ mà bạn cũng đỡ bao nhiêu là căng thẳng đó nha.

Tại Neverland với sự đồng hành của các cô giáo lớp Little Penguin và chương trình giáo dục lấy trẻ làm trọng tâm sẽ gần gũi và hiểu được tâm sinh lí của các con để tương tác với các con khi ở trường.
Từ đó có những tư vấn kịp thời để giúp phụ huynh chăm sóc con tại gia đình, tạo sự nhất quán trong phương pháp giáo dục để con phát triển được thuận lợi nhất

Chúng tôi ở đây để đồng hành trên hành trình LÀM CHA MẸ của bạn.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top