Cách giáo viên và trẻ tương tác cùng nhau tại mầm non Neverland
Quan Sát - Ghi Chép - Tương Tác
Cách giáo viên và trẻ của chúng tôi tương tác cùng nhau ở Neverland Kidergarten qua việc xây dựng và thực hiện những Chủ đề/ Dự án:
Quan sát, ghi chép và tương tác với trẻ bằng những câu hỏi mở khơi gợi khả năng tư duy của trẻ là việc làm quan trọng đối với một giáo viên làm việc theo phương pháp tiếp cận Reggio Emilia.
Buổi sáng hôm đó trong giờ chơi ngoài trời, các bạn nhỏ lớp Little Penguin phát hiện có một con vật mới xuất hiện_ Một con thỏ, ồ không, hai con. Bạn nhỏ đầu tiên phát hiện ra con thỏ đã ào chạy tới chỗ cái thúng có 2 con thỏ và đặt câu hỏi một cách bâng qươ “Ô, con gì thế này?!”, “Con thỏ!”_một đứa trẻ khác tự tin trả lời cho bạn.

Chưa đầy hai phút sau chú thỏ đó đã thu hút gần như tất cả các bạn đứng quây xung quanh mình thành một vòng tròn với nhiều âm thanh xen lẫn của các câu hỏi và các câu trả lời của chính chúng, với giáo viên đứng yên lặng bên cạnh quan sát và lắng nghe: Nó ở đâu đến nhỉ? Nhìn lông nó đi, đẹp quá! Thỏ ơi! Nó trắng nhỉ! Ấy, đừng sờ nó, nó cắn thì sao?! Nó không trắng hết đâu, có cái gì đen đen chỗ kia. Con này trắng này, con kia mới có màu đen chứ …
Có nhiều bạn chốc chốc lại ngẩng đầu lên: Cô ơi…? Cô ơi…? thì giáo viên chỉ mỉm cười và chưa cho trẻ ngay lời giải đáp. Sau một hồi quan sát, thấy trẻ đã tới đỉnh cao của sự tò mò và mong muốn tìm câu trả lời thì giáo viên đã đưa lại cho trẻ một câu hỏi: Các con nghĩ sao, chúng ta có nên đi tìm câu trả lời cho những băn khoăn về bạn thỏ này không? Và bạn cũng đoán được câu trả lời của trẻ rồi đấy!
Dự án bắt đầu với giáo viên quan sát và đặt câu hỏi cho trẻ về các Chủ đề/ Dự án mà trẻ quan tâm. Dựa vào phản ứng của trẻ em, giáo viên giới thiệu tài liệu, câu hỏi, và tạo ra các cơ hội để kích thích sự tò mò của trẻ mong muốn tiếp tục khám phá chủ đề.
Trong khi một số trong những hành động khiêu khích sự tò mò nơi trẻ được giáo viên dự tính chính xác, thì thường dự án sẽ di chuyển theo các hướng không lường trước được (dựa trên mối bận tâm của trẻ thì chủ đề có thể bị chuyển hướng sang một nhánh khác) Và như thế là quá trình giáo viên cùng trẻ đi tìm câu trả lời để thỏa mãn trí tò mò của trẻ về con thỏ (hình dạng, đặc tính, thức ăn, môi trường sống…)bắt đầu, và luôn được lồng ghép thông qua hoạt động mỹ thuật (như trẻ có thể lựa chọn vẽ tranh bằng sáp màu, màu nước; có bạn chọn dùng đất nặn; có bạn chọn làm tranh xé dán; có bạn chọn tái hiện lại nó bằng cách sắp xếp các viên sỏi có kích thước khác nhau…) và đi bao xa, chi tiết bao nhiêu về con thỏ tùy thuộc vào hứng thú của trẻ hoặc cho đến một buổi sáng, khi Nam đang cố gắng hoàn thành củ cà rốt bằng đất nặn cho bạn thỏ trong bức tranh xé dán của cậu thì Linh tiến đến hồ hởi: Hôm qua tớ thấy nhiều thỏ lắm, tớ về quê, bà Năm tớ có nuôi nhiều con thỏ. Tớ thích con gà, nó đẹp lắm, nó nhiều màu sắc… Và khi Linh nói thêm về con gà ấy cho chỉ thêm 1 bạn nữa thôi, có lẽ đến lúc giáo viên sẽ thử đặt những câu hỏi bắt đầu cho một chủ đề mới sau khi sản phẩm về con thỏ của các bạn ấy hoàn thành.
Phương pháp học lấy trẻ làm trọng tâm
Như vậy, việc lập kế hoạch và thực hiện chương trình đào tạo là hoàn toàn mở và thường các dự án dài hay ngắn dựa vào tính chất đối ứng của giáo viên và bắt nguồn từ mối bận tâm của trẻ em (Phương pháp học lấy trẻ làm trọng tâm) Tất cả các chủ đề quan tâm được đưa ra bởi trẻ em. Và ở giai đoạn đầu của chủ đề học, giáo viên thường đặt câu hỏi để thăm dò những kiến thức mà trẻ đã có về chủ đề đó để lên một kế hoạch giới thiệu những kiến thức tiếp theo theo nguyên tắc bậc thang.
Một phương pháp học tập giúp trẻ:
- Phát triển thuận tự nhiên: thử – sai – sửa – rút kinh nghiệm – thử lại … – đúng – tự kết luận
- Trải nghiệm để phát triển tính độc lập và sự tự tin
- Kết bạn và hợp tác, chia sẻ
- Học cách lắng nghe bằng trái tim, bằng tất cả các giác quan và bằng tình yêu (bởi trẻ được lắng nghe theo cách tương tự)
- Học cách hiểu bản thân để tôn trọng bản thân, môi trường và mọi người xung qua